Home / Tài liệu / Chuyên đề bài tập / Hóa học 8 / Hóa 8 – Chủ đề 2: Nguyên tử – Nguyên tố hóa học

Hóa 8 – Chủ đề 2: Nguyên tử – Nguyên tố hóa học

   CHỦ ĐỀ 2: NGUYÊN TỬ(Atom) – NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. NGUYÊN TỬ.

VQ1: Ngay từ xa xưa, các nhà bác học (triết học) đã cho rằng vật chất được cấu tạo từ các hạt rất nhỏ. Các hạt rất nhỏ đó lần đầu tiên được các nhà triết học Ấn Độ và Hi Lạp đặt tên là nguyên tử ( Tiếng anh là Atom, xuất từ tiếng Hi Lạp là atomos, có nghĩa là vô hình, không cắt được.

Khi khoa học phát triển, đặc biệt là việc chế tạo ra kính hiểm vi điện tử có thể phóng một vật thể nhỏ bé lên hàng triệu lần, khi đó nguyên tử được hiểu tường tận hơn. Hiểu được về nguyên tử là hiểu được cái gốc của hóa học. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, ở mức độ lớp 8 thì ta cần hiểu các ý cơ bản sau:

+ Kích thước:……………………………………………

+ Hình dạng: …………………………………………..

+ Đặc điểm: trung hòa về…………………………

+ Cấu tạo, về hình thức là được chia làm ……..phần, gồm vỏ và hạt nhân nằm ở ………..nguyên tử.

– Vỏ nguyên tử, tạo bởi một hay nhiều hạt…………………(e)(tùy loại nguyên tử), các (e) luôn quay xung quanh…………………………….với vận tốc rất………….

– Hạt nhân mang điện tích …………., nằm ở tâm……………, tạo bởi 2 loại hạt là proton và nơtron.

Vậy trong nguyên tử có …….loại hạt là:……………………………………………………………………..

Trong đó ta xét 2 loại thông số cơ bản là:

* Điện tích: Điện tích của một (e) là ……….,  điện tích của một (p) là ………. còn điện tích của một (n) bằng………….Nguyên tử luôn trung hòa điện tích, vậy cho ta biết số (…..)   = số (….).

* Khối lượng: Khối lượng của một (p) ≈ khối lượng của (n) và khối lượng của một (e) ≈ 0,0005 lần khối lượng của một (p) => Khối lượng của hạt nhân >> khối lượng lớp vỏ (e). Vì vậy người ta khối lượng của ……………………..là khối lượng của nguyên tử.

VQ2: Mệnh đề nào sau đây chưa đúng
A. Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, có dạng hình tròn và trung hòa điện.

  1. Nguyên tử có cấu tạo chia làm hai phần cơ bản: Hạt nhân ở tâm nguyên tử, bao quanh là lớp vỏ có một hay nhiều electron luôn quay quanh hạt nhân với vận tốc rất lớn.
  2. Hạt nhân tạo bởi hai loại hạt: proton và nơtron, trong đó hạt (p) mang điện tích dương, còn hạt nơtron không mang điện.
  3. Trong nguyên tử, khối lượng của nguyên tử được coi là khối lượng của hạt nhân. Vì khối lượng của lớp vỏ electron không đáng kể gì so với khối lượng của hạt nhân.

VQ3:  Trong lớp vỏ e của nguyên tử, tùy theo số e có trong lớp vỏ mà người ta chia lớp vỏ (e) của nguyên tử thành một hay nhiều lớp e. Ta nhớ kiến thức mở rộng sau, trong giới hạn lớp vỏ của nguyên tử có số e < 21:       Lớp gần hạt nhân nhất có tối đa là………….. .

Lớp thứ 2, thứ 3 có tối đa là……… còn lại điền tiếp vào lớp thứ 4.

VQ4: Nguyên tử K(Kali) có 19 electron. Vậy nguyên tử K có số lớp e là:A. 2.           B. 3.          C. 4.                         D. 1.

VQ5: Nguyên tử Na(Natri) có số p là 11. Vậy nguyên tử Na có số lớp e là:A. 2.     B. 3.                   C. 4.                           D. 1.

VQ6: Nguyên tử Al(Nhôm) có 13 electron. Vậy lớp (e) ngoài cùng của nguyên tử Al có số e là:

  1. 1. B. 2.                                        C. 3.                                D. 4.

VQ7: Nguyên tử Fe(Sắt)có số p là 26 và tổng số hạt của nguyên tử Fe là 82. Vậy số nơtron của nguyên tử Fe là:

A. 29.                  B. 28.                  C. 26.                   D. 30.

VQ8: Nguyên tử Zn(kẽm) có tổng số hạt là 95, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Vậy số nơtron của nguyên tử kẽm là:

A. 29.           B. 30.               C. 35.                      D. 40.

                                                    Hướng dẫn giải

 Gọi số hạt electron, số proton, số nơtron của nguyên tử kẽm lần lượt là e,p,n (e,p, n thuộc N*).

+ Trong nguyên tử luôn trung hòa về điện tích nên ta có pt:  ………………………………………(I)

+ Nguyên tử kẽm có tổng số hạt là 95, khi đó ta có pt: ………………………………………………(II)

+ Nguyên tử kẽm có tổng số hạt mang điện(e,p) nhiều hơn số hạt không mang điện(n) là ………., khi đó ta có pt: ………………………………………………(III)

Kết hợp (I), (II), (III) ta có: p = e = …………. và n = ………..

VQ9: Nguyên tử Flo (F) có tổng số hạt là 28, trong đó số n nhiều hơn số p là 1. Vậy lớp ngoài cùng của F có số e là:   A. 5.                  B. 6.                      C. 7.                           D. 8.

Hướng dẫn giải

 Gọi số hạt electron, số proton, số nơtron của nguyên tử ……… lần lượt là e,p,n (e,p, n thuộc N*).

+ Trong nguyên tử luôn trung hòa về điện tích nên ta có pt:  ………………………………………(I)

+ Nguyên tử ……….có tổng số hạt là ……., khi đó ta có pt: ………………………………………………(II)

+ Nguyên tử ………có số hạt ……… nhiều hơn số hạt ……… là 1, khi đó ta có pt: …………………(III)

Kết hợp (I), (II), (III) ta có: p = e = …………. và n = ………..

VQ10: Trong nguyên tử R có tổng số hạt là 34, trong đó tỷ số hạt mang điên và không mang điện là 1,8333. Vậy số nơtron của nguyên tử R là: A. 11                B.  12                   C. 13                            D.  14

Hướng dẫn giải

 Gọi số hạt electron, số proton, số nơtron của nguyên tử ……. lần lượt là e,p,n (e,p, n thuộc N*).

+ Trong nguyên tử luôn trung hòa về điện tích nên ta có pt:  ………………………………………..(I)

+ Nguyên tử ……… có tổng số hạt là 95, khi đó ta có pt: ………………………………………………(II)

+ Nguyên tử ………có số hạt mang điện(e,p) gấp …………. số hạt không mang điện, khi đó ta có                                                                                    pt: …………………………(III)

Kết hợp (I), (II), (III) ta có: p = e = …………. và n = ………..

  II.  NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

VQ1: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành các câu sau:

  1. Có 1 tỷ nguyên tử Fe xếp liền nhau, người ta nói những nguyên tử loại sắt. Thay vì nói như vậy người ta lại nói ngắn gọn hơn là ………………..sắt.
  2. Tập hợp những nguyên tử ……………….., có cùng số …………..trong hạt nhân gọi là nguyên tố hóa học.
  3. Số ……….là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.
  4. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học………………….

VQ2: Qui ước viết kí hiệu hóa học mỗi nguyên tố:

+ Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một hay hai………………

+ Trong tên của nguyên tố đó(tên La tinh hay tên nhà khoa học tìm ra nguyên tố đó…), người ta lấy chữ cái đầu tiên viết ở dạng chữ ………

+ Nếu nhiều nguyên tố có chữ cái đầu giống nhau thì lấy đến chữ cái thứ hai hay thứ ba viết………

+Kí hiệu hóa học được thống nhất trên………………………………………..

Ví dụ:

Tên nguyên tố Kí hiệu hóa học
Hidrogenium  
Cacbon  
Natrium  
Aluminium(Nhôm)  
Zincium(Kẽm)  

VQ3: Kí hiệu hóa học nào sau đây viết đúng :

  1. A. AL.          B. al.               C. Al.                      D. A l.
  2. A. Na.                B. NA.               C. na.                  D. N a.

VQ4: Mỗi kí hiệu hóa học chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. Vậy cách viết sau chỉ ý gì: 

  1. Fe—>…………………     b.  Al —>…………………………….
  2. 4 O –> ………………    d. ………  —> Năm nguyên tử đồng
  3. …….. –> Sáu nguyên tử nhôm    g. ……–> Một nguyên tử nitơ

VQ5: Khối lượng của một nguyên tử C là 1,9926 . 10-23 gam. Người ta qui ước, chia khối lượng nguyên tử C làm 12 phần và lấy một phần đó làm đơn vị để đo khối lượng nguyên tử, khi đó gọi là…………… ………………Và viết tắt là ………   —> C = …………….và giá trị của 1đvC tính bằng gam là………..

VQ6: Nguyên tử này nặng hơn nguyên tử kia bao nhiêu lần?

VQ7:  Biết Cu = 64. Khối lượng của  nguyên tử đồng tính bằng gam là :A. 212,544. 10-24 gam. B. 10,6272. 10-23 gam. C. 10,6272. 10-24 gam.         D. 64. 10-24 gam.

VQ8: Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Nguyên tử Y nặng gấp bốn lần nguyên tử oxi.

Vậy nguyên tử: X có kí hiệu hóa học là………………và có tên là…………..

Y có kí hiệu hóa học là………………và có tên là………

 

 

Leave a Reply


Warning: Unknown: write failed: Disk quota exceeded (122) in Unknown on line 0

Warning: Unknown: Failed to write session data (files). Please verify that the current setting of session.save_path is correct (/tmp) in Unknown on line 0