Home / Đề thi / Bài kiểm tra / Bài KT 8 / Đề cương kiểm tra 45 phút lần 2- kì I môn hóa học 8 năm học 2015 – 2016 của trường THCS Lê Hồng Phong TPHD

Đề cương kiểm tra 45 phút lần 2- kì I môn hóa học 8 năm học 2015 – 2016 của trường THCS Lê Hồng Phong TPHD

TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45 PHÚT LỚP 8 LẦN 2 KÌ Inăm học 2015 -2016
(Đề thi gồm 8 đề giống và tương tự đề cương)
I. Một số câu hỏi trắc nghiệm cần lưu ý
1. Sự biến đổi chất
VQ1: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng hóa học:
A. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
B. Khí metan cháy thành khí cacbonic và hơi nước.
C. Cây nến cháy trong không khí tạo muội than, khí CO2, hơi nước.
D. Cho vôi sống (CaO) vào nước, tạo thành vôi tôi( có thành phần chính là Ca(OH)2 )
VQ2: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng hóa học:
A. Hòa tan muối ăn vào nước tạo dung dịch nước muối.
B. Khí metan cháy thành khí cacbonic và hơi nước.
C. Cây nến cháy trong không khí tạo muội than, khí CO2, hơi nước.
D. Cho vôi sống (CaO) vào nước, tạo thành vôi tôi( có thành phần chính là Ca(OH)2 )
VQ3: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng hóa học:
A. Hòa tan giấm ăn vào nước tạo dung dịch có vị chua.
B. Khí metan cháy thành khí cacbonic và hơi nước.
C. Cây nến cháy trong không khí tạo muội than, khí CO2, hơi nước.
D. Đốt cháy bông (có thành phần chính là xenlulozơ) tạo hơi nước và khí cacbonic.
VQ4: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng hóa học:
A. Nến dưới tác dụng của nhiệt, nến nóng chảy tạo thành nến lỏng và nến lỏng hóa hơi.
B. Khí metan cháy thành khí cacbonic và hơi nước.
C. Cây nến cháy trong không khí tạo muội than, khí CO2, hơi nước.
D. Đường bị phân hủy bởi nhiệt tạo thành than và hơi nước.
VQ5: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng hóa học:
A. Nước đá khi để ngoài không khí thì nước đá chảy lỏng.
B. Khí metan cháy thành khí cacbonic và hơi nước.
C. Cây nến cháy trong không khí tạo muội than, khí CO2, hơi nước.
D. Cho vôi sống (CaO) vào nước, tạo thành vôi tôi( có thành phần chính là Ca(OH)2 )
VQ6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau:
Thí nghiệm: Nhiệt phân Cu(OH)2 (Đồng(II) hidroxit).
+ Hiện tượng: Chất rắn ban đầu có ……………… Dưới tác dụng của nhiệt làm cho chất này chuyển từ màu……… sang ……………, đồng thời có……………………..tạo ra bám vào thành ống nghiệm.
+ Hiện tượng trên, chứng tỏ có sự biến đổi ……………. ..thành…………khác.
+ Hiện tượng như vậy gọi là hiện tượng…………………………………………………..
2. Phản ứng hóa học
VQ7: Điền từ thích hợp vào chỗ……….
1. Quá trình biến đổi…………………thành ………………….gọi là phản ứng hóa học.
2. Trong phản ứng hóa học , chỉ có liên kết giữa các ………………… thay đổi làm cho…….……………biến đổi thành…………………. => kết quả là chất này ………………chất khác.
3. Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra:
(1) Các chất phải …………………………
(2) Có những …………………..phải………..………nóng.
(3) Có những phản ứng cần có mặt của…………………………..
4. Một số dấu hiệu của……………………tạo ra như: sự thay đổi về màu sắc, về…………………..hay có hiện tượng như có……………. thoát ra hay có xuất hiện kết tủa hay có ………………và phát sáng.
Lưu ý: Ta phải nhớ qui ước sau:
+ Phương trình hóa học cũng như phương trình toán học là có hai vế, nhưng pthh khác với pt toán học là ngăn cách giữa hai vế không phải là dấu bằng ( = ) mà là dấu mũi tên (→).
+ Ngăn cách giữa cách chất phản ứng, ngăn cách giữa các chất sản phẩm là dấu cộng (+)
VQ8: Cho viên kẽm vào dung dịch axit clohidric, có phản ứng hóa học xảy ra. Sau phản ứng tạo thành kẽm clorua và có bọt khí hidro thoát ra. Vậy quá trình trên có:
1. chất tham gia (chất phản ứng ) là:
A. kẽm. B. axit clohidric. C. kẽm và axit clohidric. D. kẽm clorua.
2. chất sản phẩm (chất tạo thành):
A. khí hidro và kẽm clorua. B. khí hidro. C. kẽm và axit clohidric. D. kẽm clorua.
3. Phương trình chữ là: ……………………………………………………………
VQ9: Cho đồng(II) hidroxit vào ống nghiệm rồi đem nhiệt phân, tạo thành đồng(II) oxit và hơi nước. Vậy quá trình trên có:
1. chất tham gia (chất phản ứng ) là:
A. đồng(II) oxit. B. đồng(II) hidroxit. C. hơi nước. D. hơi nước và đồng(II) hidroxit.
2. chất sản phẩm (chất tạo thành):
A. đồng(II)oxit. B.đồng(II)hidroxit. C. hơi nước. D. hơi nước và đồng(II)oxit.
3. Phương trình chữ là: ……………………………………………………………
VQ10: Đốt cháy lưu huỳnh(diêm sinh) trong không khí, tạo thành khí sunfurơ(khí diêm sinh) có mùi hắc, độc. Vậy quá trình trên có:
1. chất tham gia (chất phản ứng ) là:
A. khí oxi. B. khí nitơ. C. lưu huỳnh. D. khí oxi và lưu huỳnh.
2. chất sản phẩm (chất tạo thành):
A. khí oxi. B. khí nitơ. C. lưu huỳnh. D. khí sunfurơ.
3. Phương trình chữ là: ……………………………………………………………
3. Định luật bảo toàn khối lượng
VQ11: Nhiệt phân hết 200 gam CaCO3 thu được 88 gam CO2 và m gam CaO.
Vậy giá trị của m là:
A. 288. B. 112. C. 100. D. 56.
VQ12: Nhiệt phân hết m gam CaCO3 thu được 52,8 gam CO2 và 67,2 gam CaO. Vậy giá trị của m là:
A. 120. B. 112. C. 100. D.14,4.
VQ13: Nhiệt phân hết 150 gam CaCO3 thu được 66 gam CO2 và m gam CaO.
Vậy giá trị của m là:
A. 144. B. 150. C. 56. D. 84.
VQ14: Nhiệt phân hết 220 gam CaCO3 thu được 96,8 gam CO2 và m gam CaO. Vậy giá trị của m là:
A. 316,8. B. 123,2. C. 100. D. 56.
VQ15: Nhiệt phân hết 180 gam CaCO3 thu được m gam CO2 và 100,8 gam CaO. Vậy giá trị của m là:
A. 280,8. B. 44. C. 79,2. D. 56.
4. Lập PTHH
VQ16: Lập các PTHH sau ( với hệ số nguyên dương).
1. Cu + O2 —-> CuO
2. Na + O2 —-> Na2O
3. Al + O2 —-> Al2O3
4. Fe + O2 —-> Fe3O4
5. Fe(OH)3 —-> Fe2O3 + H2O
6. KClO3 —-> KCl + O2
7. FeCl2 + Cl2 —-> FeCl3
8. Al(OH)3 —-> Al3O3 + H2O
9. Al + HCl —-> AlCl3 + H2
10. Al + CuSO4 —-> Al2(SO4)3 + Cu
11. Al + Fe3O4 —-> Al2O3 + Fe
12. Al + CuO —-> Al2O3 + Cu
13. Al2(SO4)3 + NaOH —-> Al(OH)3 + Na2SO4
14. Fe2(SO4)3 + KOH —-> Fe(OH)3 + K2SO4
15. Al2(SO4)3 + Ba(OH)2 —-> Al(OH)3 + BaSO4
16.Fe2(SO4)3 + Ca(NO3)2 —-> Fe(NO3)3 + CaSO4
17. Al + Fe2O3 —-> Al2O3 + Fe3O4.
18. Al + Fe2O3 —-> Al2O3 + FeO
19. Fe(OH)2 + O2 —-> Fe2O3 + H2O
20. H2 + Fe2O3 —-> H2O + Fe3O4.
Cân bằng pthh theo x, y và tìm tổng hệ số của các chất theo x,y của các pthh sau
21. Al + Fe2O3 —-> FexOy + Al2O3 .
22. CO + Fe2O3 —-> FexOy + CO2 .
23. Mg + Fe2O3 —-> FexOy + MgO .
24. H2 + Fe2O3 —-> FexOy + H2O .
25. Al + FexOy —-> FeO + Al2O3 .
VQ17: Cho PTHH : ? + 2 O2  Fe3O4 . Vậy dấu ? là :
A. Fe3. B. Fe. C. 3 Fe. D. Cả A,B, C đều đúng.
VQ18: Cho PTHH : ..?… + 3 O2  2 Al2O3 . Vậy dấu ? là : A. 4 Al. B. 2 Al. C. Al2. D. Al4.
VQ19: Cho PTHH : ? + 1 O2  2 K2O . Vậy dấu ? là :
A. K4 . B. 4 K. C. 2K2. D. Cả A,B, C đều đúng.
VQ20: Cho PTHH : 3 Fe + ?  1 Fe3O4 . Vậy dấu ? là :A. 4 O. B. 2 O2. C. 1 O4. D. Cả A,B, C đều đúng.
VQ21: Cho PTHH : ? + O2  2 BaO . Vậy dấu ? là :
A. Ba. B. 2 Ba. C. Ba2 D. Cả A,B, C đều đúng.
VQ22: Cho PTHH : Al2O3 + 6 HNO3  2 Al(NO3)3 + ? . Vậy dấu ? là :
A. H2 B. H2O. C. HO. D. 3H2O.
VQ23: Cho PTHH : Al(OH)3 + 3 HNO3  Al(NO3)3 + ? . Vậy dấu ? là :
A. H2 B. H2O. C. HO. D. 3H2O.
VQ24: Cho PTHH : ..?… + 3 H2SO4  1 Al2(SO4)3 + 3 H2O . Vậy dấu ? là :
A. 2Al2O3 B. Al2 O3. C. 1 Al2O3. D. 2Al(OH)3.
VQ25: Cho PTHH : Fe2O3 + …?….  2 FeCl3 + 3 H2O . Vậy dấu ? là :
A. 6 HCl. B. 3 HCl. C. HCl. D. Cl2.
VQ26: Cho PTHH : ? + 2 HNO3  1Cu(NO3)2 + 1 H2O . Vậy dấu ? là :
A. CuO B. 2 CuO. C. Cu. D. Cu2O.
VQ27: Cho PTHH : ..? .. + 2 HCl  1 CaCl2 + H2O . Vậy dấu ? là :
A. 1 Ca B. Ca O. C. 2 CaO. D. 1CaO.
5. Tự luận
VQ28: Đọc các phương trình chữ sau:
1. Lưu huỳnh + khí oxi khí sunfurơ
2. Canxi cacbonat + axit clorhidric Canxi clorua + khí cacbonic + nước
3. Đồng(II) hidroxit đồng(II) oxit + nước
VQ29: Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Viết pt chữ. 2. Lập pthh. 3. Rút tỉ lệ theo pthh( ý nghĩa của pthh). 4. Tính m.
1: Cho 11,88 gam nhôm (Al) tác dụng vừa đủ với m gam axit sunfuric (H2SO4) trong dung dịch, tạo ra 75,24 gam nhôm sunfat < Al2(SO4)3> và 1,32 gam khí hidro (H2).
2: Cho 4,8 gam Magie (Mg) tác dụng vừa đủ với m gam axit sunfuric (H2SO4) trong dung dịch, tạo ra 24 gam Magie sunfat (MgSO4) và 0,4 gam khí hidro (H2).
3: Cho m gam nhôm (Al) tác dụng vừa đủ với 35,28 gam axit sunfuric (H2SO4) trong dung dịch, tạo ra 41,04 gam nhôm sunfat < Al2(SO4)3> và 0,72 gam khí hidro (H2).
4: Cho 5,94 gam nhôm (Al) tác dụng vừa đủ với 32,43 gam axit sunfuric (H2SO4) trong dung dịch, tạo ra m gam nhôm sunfat < Al2(SO4)3> và 0,66 gam khí hidro (H2).
VQ30: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:
Al + CuSO4 ——> Alx(SO4)y + Cu
Al + HCl —-> AlxCly + H2
Al2O3 + HNO3 —–> Alx(NO3)y + H2O
Al2O3 + H2SO4 —–> Alx(SO4)y + H2O
a. Dựa vào hóa trị của mỗi thành phần, hãy tìm x, y.
Vì Al có hóa trị ……..và ………..có hóa trị…………..
=> x = ………; y = ………..
b. Viết lại sơ đồ và lập pthh đó: ……………………………………………………………
Biên soạn: GV Vũ Văn Quyến

Leave a Reply


Warning: Unknown: write failed: Disk quota exceeded (122) in Unknown on line 0

Warning: Unknown: Failed to write session data (files). Please verify that the current setting of session.save_path is correct (/tmp) in Unknown on line 0